LightBlog

Thành công và tranh cãi của các phim truyền hình 18+ ăn khách

Game of Thrones", "Masters of Sex", "Spartacus"... hút khán giả dù bị giới hạn độ tuổi người xem. Yếu tố tình dục và bạo lực được các nhà sản xuất khai thác đa dạng, tạo nên ý kiến trái chiều.
1. Game of Thrones
Jon-Snow-3677-1433751670.jpg
Game of Thrones là tác phẩm chuyển thể từ bộ tiểu thuyết sử thi giả tưởngA Song of Ice and Fire của tiểu thuyết gia Mỹ - George R. R.Martin. Loạt phim ăn khách toàn cầu được đánh giá là mở rộng biên giới thể loại phim giả tưởng với những tuyến truyện phức tạp và bối cảnh công phu. Tác phẩm gây sốt, được nhiều nhà phê bình ca ngợi, được khán giả ở hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu thích.
Dù có ít số cảnh sex và bạo lực so với truyện gốc, series phim không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi vẫn gặp không ít chỉ trích từ khán giả. Trong tập sáu mùa năm, cảnh cưỡng bức đêm tân hôn khiến một số công chúng cho rằng phim lạm dụng tình dục nữ giới quá đàTờ Telegraph đặt câu hỏi liệu Game of Thrones có đang đi quá xa với ranh giới tình dục và bạo lực trên truyền hình.
Năm ngoái, một cảnh cưỡng bức loạn luân trước xác chết cũng bị nhiều người phản đối vì phản cảm. Tờ Huffington Post từng so sánh các cảnh tình dục trong phim giống các phim khiêu dâm Đức từ thập kỷ 1970. Charlie Anders viết trên IO9 cho rằng, phần một có các cảnh khỏa thân nhẹ nhàng, phần hai tập trung khai thác các cảnh khỏa thân dễ dãi, trần trụi hơn khiến cốt truyện bị nhạt dần. 
2. True Blood
best-vampire-tv-series-ever-4191-1433751
Phim xoay quanh cuộc sống của một cô gái phục vụ quán bar có khả năng ngoại cảm sau khi yêu một chàng ma cà rồng 173 tuổi. Trong tám năm chiếu trên kênh HBO - từ 2008 đến 2014, True Blood là loạt phim lập hàng loạt kỷ lục người xem, trở thành series được ăn khách nhất trên kênh HBO. Năm 2012, chuyên trang IMDb xếp phim ăn khách thứ tám trong thập kỷ từ 2002 - 2012. Phim cũng đưa tên tuổi nữ diễn viên Anna Paquin nổi danh trở lại.
Một trong những yếu tố gây chú ý là những cảnh 18+ trần trụi. Sao chính Anna Paquin từng thừa nhận cô đóng cảnh sex thật trong phim và thấy bình thường với những cảnh đó. Năm 2010, hình ảnh nude ba nhân vật chính của phim được đăng trên bìa tạp chí Rolling Stone bị chỉ trích là quảng bá cho tình dục và bạo lực. Đáp lại chỉ trích, nhà sáng tạo của bộ phim - Alan Ball - thẳng thắn nói: “Với tôi, phim về ma cà rồng là sex. Không có gì phải kiềm chế cả. Tôi 53 tuổi rồi và tôi không quan tâm đến chuyện mơ mộng như học sinh trung học".

3. South Park
south-park-wallpaper-by-met-6255-1433751
Là series phim hoạt hình Mỹ nổi tiếng, South Park kéo dài từ năm 1997 tới nay, phát sóng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Năm 2004, series được tờ Channel 4 bình chọn là phim hoạt hình hay thứ ba mọi thời đại. Năm 2007, Time liệt kê series thuộc 100 show truyền hình hay nhất mọi thời đại. Năm 2011, series được người đọc tạp chí Entertainment Weekly bình chọn đứng đầu trong danh sách 25 phim truyền hình hay nhất.
Mỗi tập phim là những cảnh gây cười phi lý, khai thác nhiều tới nội dung bạo lực và tình dục cũng như mỉa mai chân dung nhiều người nổi tiếng. Cũng bởi động chạm hàng loạt đề tài cấm kỵ, series bị chỉ trích dữ dội trong hơn một thập kỷ phát sóng. Hơn 5.000 bức thư phàn nàn gửi về kênh phát hành Comedy Central trong ngày đầu phim ra mắt. Sau khi phần một phát sóng, Hiệp hội phụ huynh Anh bày tỏ lo lắng việc con cái 9-10 tuổi của họ ưa thích những nhân vật nhỏ tuổi hay văng tục. Hiệp hội phụ huynh truyền hình Mỹ và Hiệp hội truyền hình hành động vì trẻ em Mỹ đều chỉ trích show này vì nhiều chi tiết đả kích quá lố.
Trong tập đầu tiên của mùa thứ năm có tới 162 từ chửi thề được phát âm rõ trên hình. Nhiều người cũng bày tỏ sự giận dữ series này vì dè bỉu người da đen bằng những từ mang tính kỳ thị. Mặc dù bốn nhân vật chính của phim đều là trẻ em, hai nhà sản xuất Parker và Stone khẳng định ngay từ đầu, phim không dành cho đối tượng thiếu nhi.
4. Dexter
2479-dexter-dexter-in-blood-1237-1433751
Dexter là series truyền hình Mỹ ăn khách từ năm 2006 đến năm 2013. Phim xoay quanh một cảnh sát đồng thời là kẻ giết người hàng loạt, chuyên đi săn lùng bọn tội phạm. Tác phẩm hình sự gây sốt không chỉ bởi tuyến truyện hồi hộp nhiều bất ngờ, mà còn bởi phô bày những màn tra tấn, giết người đầy bạo lực của nhân vật chính. Từng lập kỷ lục lượng người xem cao nhất trên kênh Showtime - mỗi tập ba triệu lượt xem, phim cũng thu về bốn giải thưởng "Phim truyền hình xuất sắc" ở các mùa Emmy.
Mức độ phạm tội tinh vi trong phim khiến nhiều người xem ám ảnh. Năm 2008, Hội đồng phụ huynh truyền hình Mỹ từng phản đối Dexter vì cho rằng tác phẩm này cổ súy các hành vi tội phạm. "Series này khiến người xem đồng cảm với những tên giết người hàng loạt", hiệp hội tuyên bố. Cũng chính bởi thế, chi tiết phim bị cáo buộc giống với tình tiết nhiều vụ án thật ngoài đời. Năm 2014, một thiếu niên tên Steven Miles bị tù 25 năm vì đã giết bạn gái theo cách bạo lực giống hệt trong phim. Trước đó, Miles được khẳng định bị ám ảnh với loạt phim Dexter.
5. The Walking Dead
The-Walking-Dead-showbiz247-4916-1433751
Lên sóng từ năm 2010, tác phẩm kinh dị lấy đề tài hậu tận thế hiện là một trong những series ăn khách nhất thế giới. Năm ngoái, trung bình người xem mỗi tập tính riêng ở Mỹ là 14 triệu. Khi mùa năm được phát hành tháng 10 năm ngoái, hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ mua và phát lại series này. Bộ phim thu hút tới nỗi nhà đài mở chương trình bàn luận ăn theo có tên Talking Dead (Nói chuyện xác sống) và chương trình tài liệu hậu trường quá trình ghi hình công phu.
Cả hai chương trình đều ăn khách. Giới phê bình đồng thuận Walking Deadlà series là đỉnh cao trong nhánh phim về thảm họa trong dòng phim hậu tận thế.
Mặc dù là phim 18+ có nhiều cảnh máu me, bạo lực kinh dị, Walking Deadít gây tranh cãi hơn so với những phim còn lại trong danh sách. Trái lại, người xem ấn tượng và yêu chuộng phần hóa trang xuất sắc của phim. Để hóa thân vào vai zombie - những thây ma biết đi, các diễn viên phụ phải đến trường xác sống - do trường quay lập ra - để học đi sao cho giống hệt một xác sống. Phim có ba cấp độ zombie với ba mức hóa trang khác nhau là: Hero (xác sống chính), Midground (xác sống phụ) và Deep Background (Xác sống quần chúng).
6. Nip/Tuck
Nip-9541-1433751671.jpg
Nip/Tuck kể về những cuộc phiêu lưu tình ái nhiều rủi ro của hai bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ tài ba - một người hay bị bệnh nhân quyến rũ còn một người phóng đãng chuyên đi quyến rũ bệnh nhân. Bắt đầu phát sóng từ năm 2003 ở Mỹ và kết thúc vào năm 2010, series gây chú ý trong sáu mùa liên tiếp. Trong số 45 đề cử, phim từng giành một giải Quả Cầu Vàng và một giải Emmy. Mùa một cũng là series được nhiều người xem nhất trên truyền hình cáp Mỹ.
Cùng lúc, loạt phim vô số lần gây tranh cãi vì những cảnh tình dục, bạo lực hoặc cảnh mổ xẻ cơ thể bệnh nhân trần trụi. Các cảnh sex tràn ngập trong toàn series với đủ thể loại, từ làm tình tập thể, tình một đêm, tình đồng tính, chuyện mua dâm, ấu dâm... Mùa ba và bốn của series lấy chủ đề về cưỡng bức, có nhân vật sát thủ hàng loạt thích cưỡng bức nạn nhân. Trong số các cảnh phẫu thuật, nhiều cảnh phô bày hết bộ phận nhạy cảm của nhân vật. Loạt phim được khuyến cáo không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi. Một số ý kiến chỉ trích cho rằng, vài cảnh trong series gợi dục quá lố.
7. Spartacus
472901-2257-1433751671.jpg
Bộ phim về chiến binh nô lệ La Mã cổ đại là một trong số các tác phẩm có nhiều cảnh bạo lực và yêu đương nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ. Đơn vị phát hành - Starz Media - giới thiệu về phim: "Hãy xem câu chuyện về võ sĩ giác đấu vĩ đại nhất lịch sử khi anh trải qua những xung đột bạo lực trần trụi và những cảnh tình ái nóng bỏng nhất". Lên sóng từ năm 2010, ba mùa phim thu hút lượng người xem đông đảo trên truyền hình và qua mạng.
Trong khi nhiều người xem ca ngợi tác phẩm chân thực, số khác cho rằng phim là tác phẩm có kịch bản và cốt truyện sống sượng, được lấp liếm bằng hàng loạt cảnh tình dục và bạo lực đẫm máu. Nhà phê bình Barry Garron của tờ Hollywood Reporter đánh giá: "Cốt truyện mỏng và may mắn được cứu bởi sex và bạo lực".
8. Sex and the City
zl7rynjilyq8roju5lxv-1295-1433751671.jpg
Ra mắt từ năm 1998, Sex and the City là một trong những phim dài kinh điển trên truyền hình, khai thác trực tiếp đề tài tình yêu và tình dục ở đô thị. Sau một thập kỷ phát sóng, series trở thành một hiện tượng toàn cầu, được dựng thành hai phiên bản điện ảnh ăn khách. Phim giành bảy giải Emmy, tám giải Quả Cầu Vàng. Năm 2007, Time đánh giá đây là một trong "100 phim truyền hình hay nhất mọi thời đại".
Phim được đánh giá là tác phẩm gai góc, làm thay đổi truyền hình Mỹ khi lần đầu tiên chạm đến những ngóc ngách sâu kín nhất của phụ nữ, mổ xẻ những mâu thuẫn của đấng mày râu. Phim ảnh hưởng và thay đổi lối sống của hàng loạt khán giả nữ nơi thành thị, đặc biệt ở tuổi trưởng thành. Hàng loạt câu thoại trong phim trở thành câu cửa miệng của khán giả ngoài đời thực.
Thế nhưng, series cũng chịu không ít chỉ trích. Nghiên cứu năm 2009 của Tạp chí nhi khoa Mỹ chỉ ra, Sex and the city “thi vị hóa tình dục mà hiếm khi đề cập đến những mặt trái của nó như việc mang bầu ngoài ý muốn hay bị mắc bệnh truyền nhiễm”. Một nghiên cứu khác cho rằng, việc xem phim có thể khiến trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm, dễ mắc bệnh truyền nhiễm cao.
Phim từng gây tranh cãi khi phát sóng ở nhiều quốc gia. Năm 2004, Singapore đã cắt bỏ nhiều cảnh trong phim trước khi chiếu. Lý do là hầu hết cảnh lộ ngực hay văng tục của nhân vật trong phim “không phù hợp với văn hóa của người Hoa, người Mã Lai và người Ấn” (ba dân tộc chính của Singapore). Hồi tháng 12 năm ngoái, phim bị ngừng phát sóng trên truyền hình Việt Nam sau khi chiếu được hai tập, vì những tranh cãi liên quan đến cảnh sex.
9. Masters of Sex
Masters-of-Sex-cast-5012-1433759731.jpg
Masters of Sex lấy bối cảnh nước Mỹ thập niên 1960, mô tả tình dục và dục tính dưới góc nhìn khoa học. Cốt truyện kể về công việc và đời riêng của hai chuyên gia tình dục người Mỹ nổi danh thế giới - William Masters và Virginia Johnson. Phim cấm trẻ em dưới 17 tuổi của truyền hình Mỹ.
Tác phẩm nhận được nhiều lời khen ngợi vì cách khai thác chủ đề tình dục thông minh và phá cách. Trang tổng hợp phim Rotten Tomatoes chấm phim 8,4/10 điểm. "Nhân vật chính trong phim là phụ nữ đi trước thời đại, bà dám yêu, dám sống hết mình trong thời nước Mỹ còn không ít bảo thủ và định kiến", tờ Guardian nhận định.
Các nhà phê bình đồng thuận: "Masters of Sex mang nhiều sắc thái gợi cảm tình dục cũng như các cung bậc cảm xúc. Bộ phim có kịch bản thông minh, diễn xuất ấn tượng và dàn cảnh làm sống lại không khí nước Mỹ thập niên 1960". Sau hai mùa ăn khách, series được kéo dài sang mùa ba - phát sóng vào tháng bảy tới. Viện phim Mỹ xếp mùa đầu vào Top 10 phim truyền hình hay nhất 2013.

Theo Bao phu nu
Share on Google Plus

About Unknown

0 comments:

Post a Comment